10 Sự thật “đắng lòng” và nổi niềm chỉ có dân sales mới hiểu. Không phải lúc nào khách hàng cũng đúng, nhưng Sales lúc nào cũng phải cười! 😍

Công việc nào cũng có những khó khăn riêng mà không phải ai cũng đủ bản lĩnh để vượt qua, đặc biệt là với nghề sales.

Ảnh

Chuyện ăn uống và giờ giấc làm việc:

Cái việc cơ bản và thiết thực nhất của con người thì người làm Sales đã ”được” không giống ai. 

Đối với dân làm Sales, chuyện ăn uống, giờ giấc làm việc thất thường là… bình thường. Những cuộc hẹn, những lần tiếp xúc với khách hàng không bao giờ có thời gian biểu của giờ hành chính. Đặc biệt, với dân Sales FMCG của Miền Trung-Cao Nguyên thì chuyện giữa, hay 8,9 giờ tối gặp khách hàng là tất nhiên. Vì phải chờ khách hàng (chủ shop) vắng (ít) khách hay như thời điểm chốt số (Cuối tháng hay cuối chu kỳ chạy số target) thì càng phải chọn khung ”giờ vàng” để làm việc. Bản thân chủ Shop cũng ăn uống buổi trưa sau 12h, tối muộn. Có như thế Sales mới đủ thời gian trao đổi và đạt hiệu quả về công việc. Qua chuyện này bạn cũng thấy được nhiều vấn đề xung quanh nỗi niềm giờ giấc, ăn uống của Sales là như thế nào. 

Các bạn Sales nam giới thì dễ thích nghi và quen. Nhưng đối với các bạn Sales nữ, đặc biệt đã có gia đình và có con, thì ăn uống ngoài đường, trên tuyến bán hàng, không có giờ giấc cụ thể,.. là không hề đơn giản. 

Rồi những cuộc nhậu xả hơi sau mỗi chặng đường đua số (xong mỗi tháng hay chu kỳ mục tiêu) là thường trực…chưa kể phát sinh. Tỉ lệ bệnh về bao tử do ăn uống thất thường dân Sales đứng hàng Top đó nhé!

 

Không thể kiểm soát mọi thứ

Khách hàng luôn coi dân sales như những chuyên gia “biết tuốt” có thể giải đáp mọi thắc mắc của họ. Tuy nhiên, trên thực tế, dân sales không phải là những người trực tiếp tạo ra sản phẩm mà họ đang bán.

Vấn đề nhìn nhận này chủ yếu xuất phát từ ‘sự giới thiệu’ của sales. Bạn cần thể hiện là người tư vấn mang lại giá trị cho khách hàng thông qua sản phẩm chứ không phải chỉ tìm mọi cách để bán sản phẩm, ngay cả việc giới thiệu để trở thành Mr biết tuốt!

Bạn được đào tạo để lắng nghe và thông cảm với khách hàng, đồng thời giúp họ tìm ra vấn đề và giải quyết chúng. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bạn có thể kiểm soát mọi thứ một cách tốt nhất. 

Phát sinh tình huấn ngoài dự đoán trong quá trình bán hàng luôn luôn xảy ra.

Lúc nào cũng phải xuất hiện với thái độ tích cực

Xuất hiện với bộ mặt vui vẻ, tích cực và mỉm cười hạnh phúc với khách hàng là yếu tố bắt buộc của dân sales. Tuy nhiên, trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có thể vui vẻ, hạnh phúc. Sẽ có những lúc bạn phải “giả vờ” hạnh phúc để lấy lòng khách hàng 😎.

Một nghiên cứu được tiến hành mới đây bởi Đại học quản lý Singapore cho thấy những người thường xuyên “giả vờ” hạnh phúc có thể dẫn đến lo lắng, mất ngủ và trầm cảm. Vì vậy, việc áp lực ‘tứ phía’ đối với Sales bạn phải xem là bình thường. Đến đây, bạn thấy công việc, nỗi niềm của Sales như thế nào? Chưa hết đâu, xem thêm những nỗi niềm khác phía dưới nhé.

Bị coi như người giúp việc

Nếu bạn là Sales trong lĩnh vực bán lẻ, bạn có thể sẽ khiếp sợ khi các gia đình đưa con cái đến trung tâm mua sắm, điểm bán hàng lớn vào dịp cuối tuần. Khi họ đi dọc các quầy hàng, cả gia đình sẽ bắt đầu tan rã. Những đứa trẻ chạy ra khỏi tầm kiểm soát của cha mẹ, thậm chí biến mất. Thường hay xảy ra ở trung tâm thương mạị lớn.

Và trong những trường hợp như vậy, người bán hàng sẽ trở thành người trông trẻ bất đắc dĩ khi vừa phải quan sát, trấn an lũ trẻ vừa tìm cha mẹ chúng. Thậm chí khi tìm thấy lũ trẻ, việc đầu tiên mà cha mẹ làm là tức giận, la hét và mắng… nhân viên bán hàng. Chưa kể những tình huấn đỗ vỡ, hư hỏng do trẻ gây ra, thật khó xử 🥸.

Những cuộc gọi “ghẻ lạnh” từ khách hàng

Để bán được hàng, Sales cần phải gọi điện giới thiệu về sản phẩm và mời chào khách mua hàng. Telesales hay ‘đụng’ nhất. Kỹ năng nói chuyện điện thoại cũng là một trong những yếu tố sống còn đối với nghề sales. Thế nhưng 98% các cuộc gọi của dân sales sẽ nhận lại sự “ghẻ lạnh” từ khách hàng.

Nỗi niềm của dân Sales
 Nỗi niềm của dân Sales

Khách hàng có thể đưa ra vô vàn lý do để “dội gáo nước lạnh” vào bạn như “Chị bận lắm”, “Anh đang tiếp khách em ơi”, “Em gọi lại sau nhé”… Trong mọi trường hợp, dân sales đều phải vui vẻ chấp nhận sự “ghẻ lạnh” của khách hàng và tìm kiếm các cơ hội tiếp theo hoặc chờ đợi may mắn khi khách hàng liên lạc lại. 

Bạn cần nhìn nhận đó là quá trình phải có của việc đi đến thành công trong công việc bán hàng.

Bị bỏ rơi, hụt hẫng

Khi dân Sales nghe khách hàng hứa hẹn rằng “Tôi sẽ suy nghĩ và liên lạc lại với bạn sau”, thì họ biết chắc rằng đó là chiến thuật trì hoãn của khách hàng. Trong những trường hợp này, đa phần là khách hàng không thích sản phẩm và sẽ chẳng có cuộc gọi nào liên lạc lại cả. Dân sales sẽ bị bỏ rơi và không nên tốn thời gian chờ đợi vô ích làm gì. Việc của bạn là phải biết được lý do phía sau câu trả lời đó là gì.

Làm sao để “bán mình” được giá nhất

Muốn làm một nhân viên bán hàng, bạn phải ghi nhớ một nguyên tắc “cốt tử”: đừng chăm chăm nhìn vào doanh số, nhìn vào tiền. Tiếp cận với khách hàng là điều quan trọng, nhưng bạn vẫn phải nhớ bán hàng thực chất là làm thế nào để bạn ”bán mình” được giá nhất.

Nếu bạn muốn thành công trong lĩnh vực sales, đừng bao giờ nghĩ đến từ “bán hàng”. Bạn phải cho đi thứ có giá trị và nhận lại tiền hoặc thành công. Khách hàng chỉ chào đón những người mang đến sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị cho họ và rất ghét những người cố bán hàng cho họ. Hãy lắng nghe nhu cầu của khách hàng trước tiên. Bạn có thể xem thêm tài liệu kỹ năng bán hàng. 

Đối mặt với sự từ chối và thất bại

Có lẽ với Sales, từ “không” là một từ hết sức ám ảnh mà họ thường xuyên phải nghe, kể cả trong gặp gỡ trực tiếp lẫn qua điện thoại. Cũng chính vì thế, dân sales thường phản ứng rất nhanh khi bị từ chối.

Trên thực tế, tất cả những người bán hàng đều phải tập làm quen với sự từ chối. Nếu bạn sợ phải nghe thấy từ “không”, bạn sẽ không có cơ hội tìm đến những khách hàng mới hoặc ít nhất là đặt bản thân vào những thử thách mới. Do đó, nếu không thể chấp nhận sự từ chối, Sales không phải là nghề dành cho bạn. 

Khách hàng luôn luôn đúng và thú vị?

Trong nghề sales có 2 nguyên tắc cốt lõi. Nguyên tắc 1: Khách hàng luôn đúng. Nguyên tắc 2: Nếu khách hàng sai, hãy xem lại nguyên tắc số 1. Điều này có nghĩa là trong mọi hoàn cảnh, ý kiến mà khách hàng đưa ra luôn là số 1 và dân sales phải tiếp thu. Phải cảm nhận được tất cả các lý do điều thú vị để khám phá.

Trên thực tế, bạn vẫn có thể gặp phải những kiểu khách hàng “lý sự” và thích kiểm tra sự kiên nhẫn của bạn. Họ bắt đầu đối xử với bạn như một kẻ giúp việc, thậm chí đe dọa và phỉ báng bạn. Chắc hẳn câu chuyện về một khách hàng nổi giận và đòi hủy hợp đồng vì không được trả lời câu hỏi đăng trên Facebook của công ty… không còn quá xa lạ với những người làm nghề sales. Bạn phải nhìn nhận dưới góc độ …thú vị nhé! 🥰

Nghi ngờ…

Công việc của Sales là ”không giống ai” và muôn màu muôn vẻ, với áp lực từ nhiều phía: chỉ tiêu công ty giao, Sếp trực tiếp ‘dzí’, khách hàng thì phàn nàn, sai bảo, từ chối, người thân đôi lúc nghi ngờ công việc bấp bênh, lúc được lúc không, …ngay cả bản thân không vững vàng – nội lực chưa tốt – sẽ tự nghi ngờ về mình, hoài nghi về cuộc sống.

 Vì vậy, để những nỗi niềm sự thật này không ”đắng lòng” các bạn chỉ phải cập nhật, trau dồi, bổ sung kiến thức hàng ngày mà thôi. Liên tục học hỏi, củng cố nội lực và trí tuệ là con đường đưa bạn đến thành công. 

Chúc bạn may mắn và thành công hơn!

Nếu thấy thông tin hữu ích, Share để lan toả đến người thân, bạn bè hiểu hơn về Sales nhé. Cần hiểu thêm về Sales, xem tại đây.